Thẩm phán Tòa tối cao yêu cầu Pennsylvania tách riêng phiếu đến sau ngày 3-11
11/7/2020
Thẩm phán Tòa án Tối cao Samuel Alito ngày 6-11 đã ra lệnh cho các quan chức bầu cử bang Pennsylvania tách riêng những lá phiếu đến sau 20h ngày 3-11, nói rằng các phiếu này sẽ đếm riêng nếu được kiểm.
Nhân viên bầu cử bang Arizona kiểm phiếu ở hạt Maricopa ngày 6-11 - Ảnh: AP
Luật sư của Đảng Cộng hòa Benjamin Ginsberg cho biết lệnh của thẩm phán Alito là phù hợp với hướng dẫn trước đó của bà Kathy Boockvar - một thành viên của Đảng Dân chủ và là người phụ trách quan hệ đối ngoại của bang Pennsylvania.
"Tôi nghĩ lệnh của ông Alito có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng mọi thứ như bây giờ" - ông Ginsberg nói.
Phán quyết, như Đài CNN đưa tin, được đưa ra ngày 6-11 (giờ Mỹ) trong bối cảnh các thành viên Đảng Cộng hòa tại bang Pennsylvania tranh luận trước tòa rằng không phải mọi hạt trong bang đều phải tuân thủ hướng dẫn của bà Boockvar, một hướng dẫn có thể không có tính ràng buộc pháp lý.
Một số quan chức bang Pennsylvania, bao gồm bà Boockvar, đã lập luận rằng nên có thêm 3 ngày tính từ ngày 6-11 để các phiếu đến muộn sau ngày bầu cử được tính trong kết quả kiểm đếm cuối cùng, miễn là chúng được đóng dấu bưu điện trong ngày bầu cử 3-11. Tòa án tối cao bang Pennsylvania đã chấp thuận đề xuất này.
"Các lá phiếu này vẫn được kiểm đếm. Vì vậy, Đảng Cộng hòa đã thất bại trong nỗ lực dừng việc kiểm phiếu, nhưng đây không phải số lượng phiếu có vẻ có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử" - ông Ginsberg nhận định.
Luật sư Ginsberg chỉ ra rằng phán quyết của tòa án tối cao đối với Pennsylvania không liên quan đến việc những lá phiếu nhận được sau ngày bầu cử (3-11) có thể được tính vào kết quả kiểm phiếu cuối cùng. Bằng chứng là thẩm phán Alito đã nói các phiếu bầu sau ngày 3-11 nếu được kiểm sẽ được kiểm đếm riêng. Tuy nhiên, lệnh này có thể báo hiệu rằng tòa án tối cao sẽ can dự nếu cần.
Mặt khác, một thẩm phán tòa án bang Arizona đã ấn định một phiên điều trần vào ngày 13-11 để nghe các nhân chứng trình bày trong vụ kiện tụng do chiến dịch của Tổng thống Donald Trump hậu thuẫn. Vụ kiện này liên quan đến việc sử dụng bút lông Sharpie để điền vào các phiếu bầu ở hạt Maricopa.
Trước đó, nhiều thông tin không đúng sự thật đã lan truyền trên mạng, cáo buộc các quan chức bầu cử đã buộc cử tri phải dùng bút Sharpie để điền vào phiếu bầu, khiến các phiếu bầu này bị lem và khó đọc, dẫn đến việc phiếu bầu trở nên không hợp lệ.
Đài CNN cho biết cập nhật mới nhất tại hạt Maricopa, hạt lớn nhất của bang Arizona, trong tối 6-11 (sáng 7-11 giờ Việt Nam) cho thấy khoảng cách dẫn trước của ông Biden đang bị thu hẹp. Hiện ông Biden đang có 1.004.003 phiếu bầu và ông Trump là 950.503 ở hạt này. Trước đó, hạt Maricopa ghi nhận ông Biden có 972.570 phiếu và ông Trump có 912.115 phiếu.
Ông Biden cũng chỉ đang dẫn trước ông Trump 29.861 phiếu ở bang Arizona
ANH THƯ
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
Bang Michigan phát hiệu lỗi hệ thống máy tính khiến 6.000 phiếu bầu ông Trump "bay màu"
11/7/2020
Mới đây, một sự cố liên quan đến phần mềm kiểm phiếu tại một hạt thuộc bang Michigan đã làm Tổng thống Mỹ Donald Trump mất khoảng 6.000 phiếu ủng hộ.
Tối 6/11 (theo giờ Mỹ), Chủ địch đảng Cộng hòa tại bang Michigan Laura Cox đã phát biểu trong một buổi họp báo, thông tin về việc khoảng 6.000 phiếu bầu dành cho Tổng thống Trump đã bị thiếu trong quá trình kiểm duyệt và cập nhật thông tin tại hạt Antrim. Nguyên nhân được xác định là do lỗi phần mềm máy tính
Chủ tịch đảng Cộng hòa tại Michigan Laura Cox. Ảnh: AP
Sự cố trên không chỉ được ghi nhận trong quá trình kiểm phiếu bầu tổng thống mà còn cả trong cuộc đua vào Thượng viện ở phía Bắc hạt Antrim. Theo đó, hàng nghìn phiếu bầu đã được cộng sai cho đại diện đảng Dân chủ Joe Biden và nghị sĩ Dân chủ Gary Peters.
Cụ thể, bà Laura Cox phát biểu: "Tại hạt Antrim, các lá phiếu đã được cộng sai cho đại diện đảng Dân chủ Joe Biden, dẫn tới việc ông Trump bị mất khoảng 6.000 phiếu ủng hộ".
Cũng có mặt tại cuộc họp báo trên, thư ký bang Michigian đã xác nhận thông tin và giải thích nguyên nhân của sai sót trên là do "sự cố hệ thống trong quá trình kiểm đếm".
Bà Cox cho biết, có tới 47 hạt tại Michigan sử dụng hệ thống kiểm đếm tương tự như hạt Antrim, bởi vậy bà kêu gọi bang Michigan kiểm phiếu lại để tìm đảm bảo không có sai lầm tương tự ở các tiểu bang khác.
Được biết, hệ thống kiểm phiếu được hạt Antrim sử dụng là Hệ thống Bầu cử Dominion. Theo đó, kết quả kiểm phiếu sẽ được lưu trữ trong thẻ nhớ của một máy tính và đăng tải lên một máy tính khác. Sai phạm đã được phát hiện khi bang Michigan rà soát kết quả kiểm phiếu bởi tiểu bang này từ trước vẫn luôn có xu hướng thiên Cộng hòa nhưng năm nay lại "ngả xanh" khiến nhiều nghi vấn được đặt ra.
Trước đó, một sự cố đánh máy tại hạt Shiwassee cũng thuộc bang Michigan đã cộng cho ông Biden hơn 130.000 phiếu ủng hộ. Cụ thể, bà Aligail Bowen, thư ký bầu cử của hạt cho biết số phiếu thật sự dành cho ông Biden là 15.371. Tuy nhiên, trong khi chuyển dữ liệu đi, một nhân viên của bà đã đánh nhầm thành 153.710 phiếu.
Sự cố được phát hiện ngay sau đó khi bà nhận được cuộc gọi hỏi lại thông tin bởi hạt Shiwassee không có nhiều cư dân đến thế.
Ông Biden đã công bố chiến thắng, đương kim Tổng thống Mỹ nhắc nhở cẩn thận với phát ngôn chiến thắng.
Trong bài phát biểu tại thành phố Wilmington, bang Delaware hôm 6/11 (giờ địa phương), ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden nhận định rằng, mình đang trên đà giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.
Ông Biden vui mừng "hơi sớm", ông Trump mang lại minh bạch cho bầu cử Mỹ?
Ông Biden đang dẫn trước Tổng thống Donald Trump tại nhiều bang chiến địa như Georgia, Pennsylvania…
Ông Biden cho biết, nước Mỹ vẫn chưa có kết quả bầu cử cuối cùng, thế nhưng ông cũng khẳng định rằng: “Chúng ta sẽ giành chiến thắng ở cuộc đua này”, đồng thời nhận định rằng, ông và đội ngũ tranh cử đang trên đà giành được hơn 300 phiếu đại cử tri.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ cho biết, ông và bà Kamala Harris đã gặp gỡ các chuyên gia, chuẩn bị công việc cần thiết để bước vào Nhà Trắng.
Mặc dù chưa có công bố chính thức nhưng thông tin vượt lên của ông Biden liên tục xuất hiện chắc hẳn sẽ khiến ông Trump đứng ngồi không yên. Tại 4 bang chiến trường là Pennsylvania, Georgia, Arizona và Nevada, ông Biden đang dẫn trước.
Trước tuyên bố này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khuyên đối thủ Joe Biden không “tuyên bố một cách sai lầm” về chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
“Joe Biden không nên tuyên bố một cách sai lầm về chức vụ Tổng thống. Tôi cũng có thể đưa ra tuyên bố tương tự. Việc kiện tụng mới chỉ bắt đầu!”, ông Trump viết trên Twitter.
Trong thông báo cùng ngày trước đó, ông chủ Nhà Trắng cho biết, chiến dịch của mình nhiều lần kêu gọi không kiểm đếm phiếu bầu không hợp lệ, song "luôn vấp phải sự phản đối" từ các đảng viên Dân chủ.
"Chúng tôi sẽ theo đuổi quy trình thông qua mọi khía cạnh của luật pháp để đảm bảo người Mỹ tin tưởng vào chính phủ. Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ đấu tranh cho các bạn và đất nước của chúng ta" - ông Trump cho biết.
Thời điểm này, người ủng hộ ông Joe Biden đang nhảy múa trên đường phố Philadelphia. Trong khi, những người ủng hộ ông Donald Trump tại Phoenix và Detroit lại cho rằng cuộc bầu cử đang bị đánh cắp. Cùng với biểu ngữ “Hãy ngăn chặn hành vi trộm cắp”, người ủng hộ ông Trump lên kế hoạch biểu tình tại nhiều nơi vào Thứ 7 (tức Chủ Nhật tại Việt Nam).
Hàng nghìn lá phiếu quân đội vẫn chưa được kiểm ở Georgia, bang có 16 phiếu đại cử tri và Biden đang dẫn trước 4.263 phiếu. Một số người cho rằng Tổng thống Trump sẽ rút ngắn cách biệt khi phiếu quân đội được kiểm.
Các lá phiếu quân đội và phiếu từ nước ngoài có thời hạn muộn hơn so với các lá phiếu vắng mặt khác và yêu cầu phải được đóng dấu bưu điện ở Georgia trước ngày 3/11. Những lá phiếu đó sẽ được tính nếu chúng được nhận tại các văn phòng bầu cử hạt trước 17h ngày 6/11. Theo đó, Georgia có thể nhận thêm tới 8.899 phiếu bầu từ quân đội và nước ngoài.
Ông Trump vẫn còn cơ hội đắc cử nếu ông có thể thắng ở các bang chiến trường này và giành lại vị thế ở Georgia khi các phiếu bầu qua thư và quân đội tiếp tục được tính.
Phát hiện các bằng chứng cáo buộc "gian lận bầu cử"
Theo CNN, trước bầu cử, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa đã chuẩn bị cho kịch bản các luật sư có mặt ở mọi bang để đại diện cho họ nếu cần.
Hiện tại, những luật sư này đang có mặt tại các bang để tìm kiếm chứng cứ nhằm thiết lập các vụ kiện liên quan tới tính hợp lệ của kết quả bầu cử.
Nguồn tin của CNN khẳng định, nhóm luật sư đang cố gắng tập hợp các vụ kiện để đưa ra tòa thay vì tập trung vào những trường hợp riêng lẻ.
Các cáo buộc về "gian lận bầu cử" của ông Trump đã trở nên ngày càng thuyết phục ví như ở bang Michigan.
Giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump, Bill Stephen hôm 5/11 thông báo họ đã đệ đơn kiện yêu cầu tạm dừng kiểm phiếu ở bang Michigan, với lý do các thành viên trong ban vận động tranh cử không được cung cấp quyền “tiếp cận thực chất” đối với các địa điểm kiểm phiếu để theo dõi quá trình này diễn ra.
Chủ tịch đảng Cộng hòa tại Michigan, bà Laura Cox cho biết, tại hạt Antrim, có khoảng 6.000 lá phiếu của đảng Cộng hòa đã được kiểm sang cho đảng Dân chủ. Bà nói thêm rằng, “phần mềm lập bảng đã gặp trục trặc và gây ra tình trạng tính toán sai số phiếu”.
"CChúng tôi phát hiện ra 47 hạt đã sử dụng phần mềm tương tự như vậy” - bà Laura Cox cho biết thêm, đồng thời kêu gọi các hạt khác tiến hành kiểm tra và rà soát chặt chẽ việc kiểm phiếu.
Sau khi sai sót được các quan chức bầu cử địa phương ghi nhận và sửa chữa, kết quả rà soát lại không được công bố chính thức cho thấy, Tổng thống Donald Trump hơn đối thủ 2.000 phiếu và thắng tại hạt Antrim. Trước đó, nhiều hãng truyền thông Mỹ đưa tin, ứng cử viên Biden đã chiến thắng Tổng thống Trump tại bang này.
Tại bang Pennsylvania, một nhân viên bưu điện tên Richard Hopkins, cho biết anh đã nghe thấy lãnh đạo của Bưu điện Robert Weisenbach Jr nói chuyện với một nhân viên khác về những lá phiếu được cho là đã bị trễ hạn, tức là chúng đã không còn hợp pháp.
Theo Hopkins, Weisenbach cho biết hầu hết các lá phiếu đến vào ngày 4/11, tức một ngày sau cuộc bầu cử, nhưng cuối cùng đã được tác động để lùi sang ngày 3/11. Chỉ một lá phiếu đã bị đóng dấu nhầm với ngày chính xác là 4/11.
Luật của Mỹ yêu cầu rằng các lá phiếu gửi bằng thư được đóng dấu bưu điện trước Ngày Bầu cử đều được coi là hợp lệ và được tính. Tuy nhiên, lời khai của nhân viên này cho thấy rõ ràng có sự thiếu minh bạch và không có đơn vị giám sát theo dõi bầu cử nào trong cuộc bỏ phiếu ở Mỹ.
Câu chuyện được Hopkins kể lại nằm trong Dự án Veritas, tập trung nhiều câu chuyện tố cáo về những bất minh bạch trong công tác kiểm phiếu năm nay.
Cũng giống như trong trường hợp của Pennsylvania, một "người tố giác" Bưu điện Mỹ tại bang Michigan hôm 4/11 đã chia sẻ rằng, một nhân viên được lệnh tách các lá phiếu trễ khỏi thư thông thường để chúng có thể được đóng dấu bằng tay với ngày thứ Ba.
Ở bang Nevada, một nhân viên bưu điện đã đồng ý đưa một gói các lá phiếu bầu chưa sử dụng đến địa chỉ không chính xác cho một phóng viên giấu tên.
Tại bang Texas, một nhân viên xã hội là Kelly Reagan Brunner đã bị cáo buộc 134 tội liên quan đến gian lận bầu cử khi gửi lá phiếu của 67 cử tri "mà không có chữ ký hoặc sự đồng ý của họ, cố ý làm đại diện cho họ trước pháp luật".
Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton cho biết người phụ nữ này đã tự ý gửi đi các lá phiếu cho nhiều người có vấn đề về tâm thần. Đây là hành động bất hợp pháp.
Theo luật của bang, cư dân Texas có thể “đại diện” cho một cử tri khác trong những trường hợp nhất định. Người này có thể là “cha mẹ, vợ/chồng hoặc con cái là một cử tri đủ tiêu chuẩn” nhưng Brunner không hề có mối quan hệ như vậy với 67 người đã đi bỏ phiếu. Một số người trong số này được tòa án xác nhận là "đã mất khả năng tinh thần hoàn toàn và do đó không đủ tư cách bỏ phiếu ở Texas".
"Thật là xúc phạm khi các cá nhân có ý định trở thành nhà đấu tranh cho quyền của người khuyết tật, trong khi trên thực tế, họ đang lạm dụng những công dân dễ bị tổn thương nhất của chúng ta để tiếp cận lá phiếu của họ và khuếch đại tiếng nói chính trị của chính họ" - ông Paxton tuyên bố.
Bầu cử Mỹ đang đi đến hồi kết, đương kim Tổng thống Donald Trump tỏ ra bất lợi hơn đối thủ Biden trong số phiếu đại cử tri. Cựu Phó Tổng thống Mỹ Biden hiện có 264 phiếu đại cử tri, cần thêm 6 phiếu để thắng cử, trong khi ông Trump chỉ mới giành được 214 phiếu.
Theo Fox News và AP, hiện còn 5 bang chưa công bố kết quả bầu cử gồm Nevada, Bắc Carolina, Georgia, Pennsylvania và Alaska. Khoảng cách giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ tại các bang chiến trường là rất sít sao, ông Biden đang vươn lên dẫn trước ở Georgia, Pennsylvania và Nevada.
Hải Lâm
U.S. election: "Stop the Steal!" Trump supporters demonstrate in Nevada as ballot count continues
Các hãng thông tấn chính thức thông báo ông Joe Biden đắc cử để trở thành tổng thống Mỹ thứ 46. Theo tính toán của AP, ông Biden giành được 284 phiếu đại cử tri.
Bà Clinton cảm ơn cử tri đã chọn ông Biden
Sau khi nhiều hãng thông tấn lớn như AP, CNN và Fox News đồng loạt khẳng định ông Biden đắc cử, bà Hillary Clinton đã lên tiếng cảm ơn người dân đã bỏ phiếu cho liên danh tranh cử của đảng Dân chủ.
"Cử tri đã lên tiếng. Họ chọn Joe Biden và Kamala Harris làm tổng thống và phó tổng thống tiếp theo của chúng ta", bà Clinton viết trên Twitter.
"Đây là tấm vé để làm nên lịch sử, là sự khước từ đối với ông Trump, và mở ra một trang mới cho nước Mỹ. Cảm ơn mọi người đã giúp hiện thực hóa điều này. Chúng ta cùng hướng về phía trước", bà Clinton khẳng định.
Thủ tướng Trudeau chúc mừng ông Biden
Không lâu sau khi ứng viên Joe Biden được truyền thông Mỹ tuyên bố là người đắc cử tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã gửi lời chúc mừng tới cặp ứng viên của đảng Dân chủ.
"Chúc mừng Joe Biden và Kamala Harris. Hai đất nước chúng ta là bạn bè, đối tác và đồng minh thân thiết. Chúng ta chia sẻ mối quan hệ độc nhất trên thế giới. Tôi thực sự mong chờ cơ hội cùng làm việc và tiếp tục xây dựng mối quan hệ đó với hai vị", Thủ tướng Trudeau viết trên Twitter ngày 7/11.
Ông Biden thắng Nevada
AP cho biết ông Biden đã thắng ở bang Nevada, có thêm 6 phiếu đại cử tri, nâng tổng số phiêu đại cử tri lên 290.
Đồ họa: Minh Hồng.
TONG HOP
Người Người ủng hộ Biden vỡ òa, ăn mừng ông Biden thắng cử
11/7/2020
Người dân tại thành phố New York, nơi ủng hộ nhiệt thành cho ứng viên đảng Dân chủ, đã vỡ òa trong vui sướng khi các hãng tin tuyên bố ông Joe Biden thắng cử.
Người dân tại New York vỡ òa trong vui mừng sau khi hàng loạt hãng tin Mỹ trưa 7/11 tuyên bố ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.
Với kết quả kiểm phiếu mới nhất tại Pennsylania, ông Joe Biden tăng khoảng cách với ông Donald Turmp lên hơn 30.000 phiếu, với phần lớn số phiếu chưa kiểm đều nằm tại các địa phương có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ đảng Dân chủ. Pennsylvania có đến 20 phiếu đại cử tri. Chiến thắng tại đây giúp ông Biden vượt mốc 270 phiếu cần để đắc cử. Ảnh: Reuters.
Chiến dịch tranh cử thời gian qua của ông Biden tập trung xây dựng hình ảnh ông là ứng viên tử tế, sẵn sàng làm việc vì lợi ích chung của mọi bang Mỹ chứ không phân biệt đảng phái, đồng thời xem vấn đề ứng phó đại dịch Covid-19 là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Reuters.
New York là một trong những bang chịu ảnh hưởng sớm và nghiêm trọng nhất trên toàn nước Mỹ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Cử tri tại đây cũng ủng hộ mạnh mẽ ứng viên đảng Dân chủ, mang về cho ông đến 29 phiếu đại cử tri. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, theo phóng viên của NBC, xe cộ tại Washington D.C đã bắt đầu bóp kèn inh ỏi ăn mừng chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ. Ảnh: Reuters.
"Nước Mỹ, tôi tự hào vì các bạn đã chọn tôi để lãnh đạo đất nước tuyệt vời này. Công việc sắp tới của chúng ta sẽ vô cùng vất vả, nhưng tôi cam kết với các bạn điều này: Tôi sẽ là tổng thống của tất cả người dân Mỹ - dù bạn có bầu cho tôi hay không. Tôi sẽ giữ vững niềm tin mà các bạn đặt nơi tôi", ông Biden chia sẻ trên Twitter sau tin thắng cử. Ảnh: Reuters.,
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump từ chối chấp nhận thua cuộc. Ông cáo buộc vô căn cứ rằng các hãng tin là đồng minh của đảng Dân chủ và không muốn chấp nhận sự thật rằng ông Trump đã thắng. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng lên tiếng chúc mừng ông Joe Biden đã thắng cử. Đăng tải trên Twitter, ông Trudeau chia sẻ: "Chúc mừng, Joe Biden và Kamala Harris. Hai nước chũng là là bạn bè, đối tác và đồng minh thân thiết. Chúng ta chia sẻ mối quan hệ độc nhất trên trường quốc tế. Tôi mong được làm việc và xây dựng thêm cùng các bạn".
Phóng viên Jim Acosta của CNN mô tả: "Bạn có thể nghe thấy mọi người ăn mừng dù chúng tôi đang đứng trong khuôn viên của Nhà Trắng. Ông Trump không ở đây để nghe những điều này. Nhưng rõ là tiếng ăn mừng vang đến từ mọi hướng". Ảnh: Reuters.
Trong thông điệp sau tin chiến thắng, ông Biden kêu gọi người Mỹ đoàn kết trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại. "Khi chiến dịch tranh cử kết thúc cũng là lúc cần trút bỏ sự tức giận và những lời lẽ gay gắt với nhau để xích lại thành một quốc gia đoàn kết". Trước đó, thông điệp tranh cử của ông Biden rằng cuộc bầu cử năm nay là "cuộc chiến vì linh hồn của nước Mỹ". Ảnh: Reuters.