Mỹ:Cảnh ế ẩm trong siêu thị của ngViệt
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60145
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Mỹ:Người Việt nghĩ gì về 4 năm tại nhiệm của Trump?

    by music123 » Thứ 3 Tháng 1 19, 2021 10:30 am

    Người Việt ở Mỹ nghĩ gì về 4 năm tại nhiệm của Trump?

    1/19/21

    Trong khi Trump bị chỉ trích về cách lãnh đạo nước Mỹ khác biệt, những người gốc Việt ủng hộ ông chỉ ra nhiều thành tựu đáng ghi nhận của Tổng thống.


    Hình ảnh

    "Chính sách kinh tế đặt nước Mỹ làm trọng tâm của chính quyền Tổng thống Trump đã tạo nên sự bùng nổ về kinh tế. Việc cắt giảm thuế, đưa việc làm, nhà máy và ngành công nghiệp trở lại Mỹ là những điểm sáng mang tính chất đột phá", anh Ngọc Nghĩa, một người Việt làm trong ngành hóa sinh ở bang Virginia, cho hay.

    Anh Nghĩa không thiên về đảng nào, cũng không yêu hay ghét Tổng thống Trump, nhưng rất ủng hộ các chính sách kinh tế của ông. Anh nêu ví dụ hàng loạt thống kê chứng minh cho quan điểm của mình như GDP của Mỹ năm 2019 là 21,43 nghìn tỷ USD, đứng đầu thế giới, với thu nhập đầu người thuộc top đầu của thế giới đạt gần 57.000 USD/năm. Chính quyền Trump đã tạo ra 7 triệu việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 3,5 %, thấp nhất trong vòng 50 năm. Tỷ lệ thất nghiệp đối với người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, gốc Á, người Mỹ bản địa, cựu chiến binh, người khuyết tật và những người không có bằng tốt nghiệp trung học đều đạt mức thấp kỷ lục.

    Thu nhập của các gia đình trung lưu tăng gần 6.000 USD, cao gấp 5 lần so với chính quyền trước đó. Chỉ số chứng khoán Dow John dưới thời Trump tăng vượt bậc từ 20.000 lên trên 30.000. Về thương mại, việc rút bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico, xây dựng Hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mexico và Mỹ mới (USMCA) tạo nên hàng chục triệu việc làm mới cho người dân.

    "Về đối ngoại, thành công lớn nhất của chính quyền Trump là Jiệp ước Hòa bình Trung Đông. Sau 71 năm chiến tranh, ngờ vực và đối đầu, Nhà nước Do Thái và các nước Hồi Giáo vùng Vịnh đã ký kết thỏa thuận bình thường hóa bang giao, đưa đến hòa bình và ổn định tại Trung Cận Đông", anh Nghĩa nói. "Trump cũng là tổng thống đầu tiên không đem nước Mỹ can dự vào chiến tranh. Ông luôn kêu gọi, tìm cách rút quân đội Mỹ về nước và chỉ trích các hoạt động can thiệp của Mỹ ở nước ngoài, như Afghanistan và Iraq. Trump còn đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc".

    Một điểm nữa ở Trump đã dẫn đến việc anh Nghĩa bỏ phiếu cho ông năm nay đó là các chính sách mạnh mẽ đối với Trung Quốc về kinh tế và Biển Đông. "Cuộc chiến thương mại gay gắt với Trung Quốc đã làm thay đổi cục diện quan hệ hai nước, khuyến khích hàng trăm công ty Mỹ mang dòng vốn đầu tư ngược về Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người dân", anh nói.



    Bên cạnh đó, anh cho rằng Trump cũng có những điểm yếu như chưa xử lý tốt cuộc khủng hoảng Covid-19 hay tình trạng phân biệt chủng tộc, không lên án mạnh mẽ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, tạo cớ để đảng Dân chủ có cơ hội tấn công ông.

    Tuy nhiên, chị Julia Ngô, một người Việt ở bang California, cho rằng Trump đã hứng chịu sự bất công quá lớn khi bất kỳ chuyện gì xảy ra ông đều bị đổ lỗi, trong đó có Covid-19 và bạo loạn về chủng tộc, bởi những vấn đề này thuộc thẩm quyền xử lý của từng bang.

    "Trump đã sớm đình chỉ hoạt động đi lại với Trung Quốc ngay từ khi dịch bùng phát. Việc phản đối khẩu trang hay không có ý thức phòng dịch nằm ở quyền tự do của người Mỹ", Julia nói. "Chính quyền Trump cũng đã dồn toàn lực để thúc đẩy phát triển vaccine Covid-19 trong khoảng thời gian kỷ lục. Nên nhớ rằng nước Mỹ đã không hề có vaccine cho SARS, cúm gia cầm, Ebola và hàng loạt dịch bệnh khác trong các chính quyền trước đây".

    Hình ảnh

    Tổng thống Trump và phu nhân Melania đứng trên sân khấu khi đối thủ Joe Biden rời khỏi cuộc tranh luận cuối cùng tại đại học Belmont ở Nashville, Tennessee, ngày 22/10/2020. Ảnh: AP.

    Chị bổ sung thêm các thành tựu khác của Trump, người mà chị xem là "tổng thống Cộng hòa cuối cùng của nước Mỹ".

    "Tôi từng sống ở Texas, một bang Cộng hòa, và nay là California, bang nghiêng về Dân chủ, nên thấy rõ sự khác biệt trong chính sách của hai bên như thế nào. Đến cuối năm 2019, tôi vẫn là người ủng hộ đảng Dân chủ, nhưng sau đó tôi nhận ra họ chỉ nói và hứa suông", chị cho hay. "Tổng thống Trump là người nói được làm được. Hàng loạt tổng thống trước đây đều hứa sẽ xây dựng bức tường ngăn người nhập cư trái phép ở biên giới phía nam nhưng không ai làm. Trump đã làm. Ông ấy là người giữ lời".

    Tuy nhiên, với chị Julia và nhiều người Việt khác ủng hộ Trump, thành tựu lớn nhất của ông không phải kinh tế hay đối ngoại, mà chính là "phơi bày sự thiên vị của giới truyền thông và lột mặt giới dân chủ cấp tiến Mỹ".

    "Trump, người bị chỉ trích là kẻ dối trá trong Nhà Trắng, đã phơi bày cả sự tham nhũng sâu rộng từ lâu của hàng loạt cơ quan chính quyền và nội bộ lưỡng đảng. Trump cũng phơi bày sự giả dối của báo chí cánh tả mà đằng sau là những quyền lực ngầm", Xuân Trần, một người Việt khác, nói.

    Họ cho rằng ông là "tổng thống Mỹ bị trù dập nhiều nhất trong lịch sử" do đã không chịu thỏa hiệp với "thế lực nhà nước ngầm" đang cố tìm cách điều khiển chính trường Mỹ.

    "Các bạn có thể ghét ông ấy nhưng ông ấy đã phục vụ cho bạn và toàn thể người dân Mỹ. Tôi muốn tạ ơn Chúa vì đã gửi ông ấy đến đây, để chúng tôi nhận ra dù chỉ một lần những gì đang xảy ra với cuộc sống, xã hội và đất nước", anh Xuân nói. "Tôi hy vọng những thế hệ sau ít nhất sẽ được nghe về cuộc chiến vĩ đại của chúng tôi với những con quỷ dữ và những người yêu nước chúng tôi đã đồng lòng cùng nhau như thế nào! Chúa phù hộ cho Trump và gia đình ông ấy! Ông ấy là chiến binh vĩ đại nhất của thời đại chúng ta!".

    Anh Ngọc
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60145
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Mỹ:Chủ nhà hàng gốc Việt gian nan vì dịchCovid

    by music123 » Chủ nhật Tháng 1 31, 2021 10:09 am

    Chủ nhà hàng gốc Việt gian nan vượt thách thức Covid-19 ở Mỹ

    1/31/21

    Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành nhà hàng ở Mỹ và các chủ nhà hàng gốc Việt nỗ lực đổi mới, duy trì hoạt động để vượt qua khó khăn

    Hình ảnh

    Ông Hoang Nguyen trong nhà hàng Banhwich Cafe
    ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NPR

    Nỗ lực duy trì hoạt động

    Chứng kiến lượng khách hàng giảm sút nghiêm trọng, các nhà hàng của người Việt ở Mỹ nỗ lực thay đổi mô hình hoạt động sau một năm 2020 đầy thách thức.

    Chẳng hạn, ông Hoang Nguyen, chủ nhà hàng Banhwich Cafe ở TP.Lincoln (bang Nebraska), cho biết kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động trong năm 2020 đã sụp đổ hoàn toàn vì đại dịch Covid-19.

    “Trong năm 2020, có một thời điểm suốt 2 tháng, chúng tôi đã mất nhiều hơn những gì chúng tôi kiếm được. Tôi tiết kiệm một ít tiền để tu sửa, mở rộng không gian nhà hàng nhưng đã phải tiêu sạch số tiền đó chỉ để có thể tiếp tục mở cửa. Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và hiệp hội nhà hàng thì Banhwich Cafe đã phải đóng cửa từ lâu“, ông Nguyen nói với đài NPR.

    Hiện việc mở rộng nhà hàng đã sẵn sàng nhưng sẽ không phục vụ thực khách đến ngồi ăn uống như trước đây. “Chúng tôi thiết kế lại nhà hàng để có thêm không gian ngồi chờ rộng rãi nhằm đảm bảo giãn cách xã hội phòng Covid-19, đồng thời giúp khách hàng có trải nghiệm mới về việc mua đồ ăn, thức uống mang về”, ông Nguyen lưu ý.

    Một số nhà hàng khác ở bang Nebraska thì chuyển sang hình thức phục vụ khách hàng ngồi trên xe. Cụ thể, thực khách chỉ cần gọi món và nhân viên sẽ đem thức ăn để họ có thể tận hưởng những món ăn nóng hổi ngay trên xe, đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19.

    Hình ảnh

    Bà Ann Nguyen trong nhà hàng NOLA Bistro của mình

    ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FOX NEWS

    Giám đốc điều hành Hiệp hội Nhà hàng bang Nebraska, bà Zoe Olson cho biết 2020 là một năm tồi tệ: từ các nhà hàng đóng cửa, lệnh hạn chế hoặc cấm thực khách ngồi ăn cho đến sử dụng những khoản vay của chính phủ để duy trì hoạt động và hơn thế nữa.

    Ngoài các khoản hỗ trợ của chính phủ, bà Olson lưu ý hiệp hội cũng nỗ lực gây quỹ để giúp đỡ những nhà hàng có nguy cơ cao phải đóng cửa. Theo khảo sát mới đây của Hiệp hội Nhà hàng quốc gia Mỹ, khoảng 31% nhà hàng ở bang Nebraska có thể đóng cửa vĩnh viễn. Bà Olson cũng không kỳ vọng hoạt động kinh doanh nhà hàng sẽ phục hồi trong năm 2021.

    Không chỉ riêng hiệp hội, một số doanh nghiệp khác tự lập quỹ hỗ trợ Covid-19 cho những công ty nhỏ. Chẳng hạn, ông Dave Portnoy, chủ tịch công ty truyền thông kỹ thuật số chuyên về thể thao Barstool Sports, mới đây công bố Quỹ Barstool nhằm hỗ trợ tài chính cho hơn 180 doanh nghiệp nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19.

    Trong số những doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ vào đầu tháng 1 là nhà hàng NOLA Bistro của một người gốc Việt tên Ann Nguyen tại TP.Lansing, bang Michigan. “Tôi đã nộp đơn và rất xúc động khi nhận được thông báo đã được Quỹ Barstool chọn để hỗ trợ tài chính. Trong năm 2020, doanh số bán hàng của tôi giảm 70%”, bà Nguyen nói với đài Fox News.
    Trước đó, tất cả quỹ dự phòng cho NOLA Bistro đã được chi sạch trong nỗ lực duy trì hoạt động của nhà hàng. “Sau 8 năm kinh doanh nhà hàng, tôi gần như đứng trước bờ vực phá sản”, bà Nguyen nói.

    Dù gặp khó khăn nhưng bà Nguyen quyết không sa thải bất kỳ nhân viên nào trong số 10 người làm việc tại nhà hàng. “Bà Nguyen đã tự bỏ tiền tiết kiệm của riêng mình để giúp các nhân viên có thể tiếp tục công việc và có thu nhập chu cấp cho gia đình”, quản lý nhà hàng Mirabella Puente cho biết.

    Phúc Duy
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60145
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Mỹ:Cảnh ế ẩm trong siêu thị của ngViệt

    by music123 » Chủ nhật Tháng 2 14, 2021 8:52 am

    Cảnh ế ẩm trong siêu thị của người Việt ở Mỹ

    2/14/21




    Theo San José Spotlight Thứ bảy, 13/2/2021 13:00 (GMT+7)10h sáng hàng ngày, Nancy bắt đầu mở cửa tiệm thẩm mỹ của mình, đặt bên trong trung tâm thương mại Grand Century. Nhưng phần lớn thời gian của cô chỉ để xem phim và đợi khách.

    Hầu như cả ngày, cô chỉ ngồi và ngắm số lượng khách ít ỏi đi qua. Ít người hỏi về các loại mỹ phẩm của cô.

    “Bây giờ ai cũng đeo khẩu trang, không ai cần sản phẩm chăm sóc da, vì vậy tôi không bán được gì”, Nancy nói. Cô từ chối tiết lộ họ của mình.

    Cách tiệm của Nancy không xa, ở khu ẩm thực, một nhân viên cho biết trung tâm thương mại Grand Century, được cho là siêu thị người Việt lớn nhất tại San Jose, California đã mất đi 80% lượng khách.

    “Khô héo và tê liệt”, một nhân viên làm việc tại tiệm Cháo Vịt Thanh Đa cho biết. “Có những ngày, chúng tôi chỉ bán được lượng đồ ăn có giá 10 USD”.

    Cô nhân viên này chỉ tay về tiệm Bánh Xèo Đinh Công Tráng đã đóng cửa, nơi khách từng phải xếp hàng dài. Chủ tiệm đã dán giấy lên tường, đề nghị các bên khác tiếp quản lại hợp đồng thuê mặt bằng.

    Hình ảnh

    Khu ẩm thực của Grand Century phải đóng cửa vì phục vụ ăn uống trong nhà bị cấm. Ảnh: Sheila Tran/San José Spotlight.

    Những ngày khó khăn của các tiệm Việt Nam

    Grand Century, trung tâm thương mại Việt Nam ở Little Saigon tại San Jose, có khoảng 100 tiệm: các nhà hàng phục vụ đồ ăn Việt Nam, các tiệm làm tóc, làm nail, dịch vụ thuế hay pháp lý, cùng nhiều tiệm bán lẻ đủ loại, từ quần áo, trang sức, thảo dược, đồ gia dụng, hoa, hay đĩa hát của các ca sĩ Việt Nam.

    “Trung tâm thương mại này là nơi để người Việt gặp gỡ, được nghe tiếng Việt, và tìm sản phẩm của riêng mình như đồ ăn, quần áo Việt Nam”, Michelle Vu, cư dân sống cả đời ở San Jose, cho biết. “Đây là trung tâm văn hóa, và rất quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng”.

    Nhưng Grand Century đang trải qua cuộc chiến khó khăn nhất trong lịch sử nơi này, vì lượng khách sụt giảm, các rào cản về công nghệ, ngôn ngữ trong việc thích ứng với thực tế mới thời dịch bệnh, cũng như các trắc trở trong việc xin hỗ trợ từ chính quyền, theo trang San José Spotlight.

    Đối với những người gặp trở ngại về ngôn ngữ, hoặc gặp trở ngại khi mở tiệm, hay làm việc ở tiệm nói tiếng Anh, thì những nơi như Grand Century thực sự là sinh kế.

    “Các tiệm (ở đây) là sinh kế của những người muốn kinh doanh. Đối với những người không đủ tiền kinh doanh, đây là cơ hội để làm việc trong các tiệm và lấy kinh nghiệm”, James Lai, giáo sư dân tộc học tại Đại học Santa Clara, nói.

    Hình ảnh

    Bên ngoài trung tâm thương mại Grand Century. Ảnh: Sanjose.org.


    Nhưng vì thời đại dịch đòi hỏi chuyển đổi mô hình kinh doanh, đòi hỏi thông thạo công nghệ số, nên các tiệm Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc thích ứng.

    “Họ không có đầy đủ công nghệ để ứng phó với việc kinh doanh trong thế giới đại dịch”, Atkinson Tran, trưởng một nhóm cộng đồng người Việt ở San Jose, cho biết.

    Cụ thể, đó là những công nghệ và kiến thức cần thiết để nhận đơn hàng online, đăng ký các ứng dụng giao hàng, lập ra chương trình tích điểm thưởng, hoặc triển khai hệ thống giao dịch “không tiếp xúc”.

    Vì lượng khách đi lại giảm mạnh, nhiều tiệm ở San Jose chuyển sang bán hàng online và tận dụng mạng xã hội để tăng tương tác.

    Nhưng đối với đa số tiệm nằm trong Grand Century, vốn thiếu vắng sự hiện diện trên mạng, cũng như không có kiến thức và nguồn lực để bắt đầu chuyển sang online, đó không phải lựa chọn khả thi.

    Cần hỗ trợ từ chính quyền

    Nhiều cơ sở kinh doanh buộc phải tìm đến hỗ trợ của chính quyền, nhưng gặp nhiều trở ngại.

    Chẳng hạn, tiệm Cháo Vịt Thanh Đa bị chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của San José từ chối. Khi nghe về vòng hai của chương trình hỗ trợ này, chủ tiệm cố gọi điện hỏi nhưng không gặp được tổng đài, để rồi bị quá hạn chót.

    Nancy, chủ tiệm mỹ phẩm ở Grand Century, cho biết cô chỉ nhận được 2.000 USD từ thành phố, chỉ đủ để trả lương cho nhân viên. Cô không đủ điều kiện được hỗ trợ liên bang, vì chỉ có một nhân viên.

    “(Các tiệm nhỏ) rất cần trợ giúp, nhưng mỗi khi làm hồ sơ, chúng tôi lại phát hiện là không đủ điều kiện”, cô nói. “Nhiều tiệm rơi vào tình trạng này, nhưng chúng tôi không có lựa chọn”.

    Hình ảnh

    Tiệm Lac’s Skincare & Cosmetics của cô Nancy. Ảnh: Sheila Tran/San José Spotlight.

    Theo David Duong, chủ tịch Hội Kinh doanh người Mỹ gốc Việt, nói các tài liệu thông báo về chương trình hỗ trợ chưa đến được những người cần hỗ trợ nhất.

    “Chúng tôi biết nhiều người Mỹ gốc Việt vẫn gặp khó khăn, không biết xin hỗ trợ ở đâu, từ ai, bằng cách nào”, người này nói.

    Nhưng thời gian đang cạn dần đối với các tiệm Việt Nam, nhất là trong trung tâm thương mại Grand Century, đang đối mặt với các khoản nợ tiền thuê nhà, cũng như sự bất trắc chưa biết khi nào sẽ quay trở lại bình thường.

    Ron Kwok là quản lý tiệm Nước Mía Ninh Kiều do cha của anh mở từ cách đây 20 năm trước. Anh bán nước ở đây từ khi còn nhỏ, và chưa bao giờ thấy nhiều tiệm bị đóng cửa như hiện nay.

    “Phần lớn cộng đồng của chúng tôi là các tiệm nhỏ, là các nhà hàng, quầy bán đồ ăn thức uống”, anh nói. “Và các tiệm kinh doanh nhỏ cần giúp đỡ, nhất là trong thời gian khó khăn hiện nay”.

    Hình ảnh

    Ron Kwok quản lý tiệm Nước Mía Ninh Kiều. Ảnh: Sheila Tran/San José Spotlight.

    Trọng Thuấn
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 44 khách