Gõ Cửa Thiền
  • Hình đại diện của thành viên
    lối mòn
    Bài viết: 21
    Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 10 03, 2020 8:02 pm

    Gõ Cửa Thiền

    by lối mòn » Thứ 7 Tháng 3 11, 2023 1:30 am

    Gieo Nhân Nào, Gặt Quả Đó




    Hình ảnh




    “Hạt giống đã gieo rồi sẽ nở, chỉ là bạn biết hay không biết…”




    Luật Nhân Quả Là Gì?



    Luật nhân quả là quy luật của vũ trụ được Đức Phật phát hiện sau khi thành Chánh Quả dưới cội Bồ Đề. Chính quy luật nhân quả đã phá tan những ý niệm sống về thần quyền, cho rằng có một đấng toàn năng đủ sức để ban phước giáng họa, điều khiển cuộc sống của con người. Nhân quả là quy luật không thể phá hủy của vũ trụ. Nó tồn tại vô hình, nhưng lại cho ra kết quả rõ ràng.


    Con người dù muốn hay không cũng khó mà thay đổi được nhân quả. Tuy nhiên, nhờ con đường tu thân, dưỡng đức, gieo những nhân tốt lành, con người có thể gặt được nhiều quả tốt.

    Khi biết, hiểu và sống theo luật nhân quả, bạn sẽ làm chủ cuộc sống của mình, biết cách chuyển hóa những khổ đau đúng Chánh pháp cũng như nhận thức được những điều mình làm.

    Vạn sự vạn vật nói chung đều vận động theo sự chi phối của luật Nhân quả. Với con người, quy luật Nhân-duyên-quả vận động và hình thành nên đời sống của một cá nhân gọi đủ là Nhân quả-Nghiệp báo. Tạo nghiệp nhân tốt ắt sẽ được nghiệp quả lành. Ngược lại, nếu gieo nghiệp nhân xấu ắt sẽ gặt quả báo ác.





    Hiểu Về Luật Nhân Quả



    Hình ảnhQuy Luật


    Qua quy luật nhân quả, Phật dạy ta biết rằng, vận mệnh là do tự bản thân mỗi người nắm giữ, quyết định chứ không phải do thế lực nào tạo nên. Mình tự gieo nhân thì tự gặt lấy quả, tùy theo thiện ác nhiều ít nên có khác nhau.

    "Nhân” đã tạo ra trong quá khứ thì không thể thay đổi được. Cái có thể thay đổi chính là “duyên”, điều kiện để tạo ra kết quả. Nói cách khác, kiếp trước ít nhiều đều làm điều xấu nhưng kiếp này từ bỏ điều xấu làm việc thiện thì ác duyên sẽ đứt. Nhà Phật khuyên người ta cách thay đổi vận mệnh một cách tích cực và sẽ nhận được phước báo.

    Về căn bản, Phật pháp nói cho ta biết lí do hình thành nên tướng và mệnh, tức công nhận có tướng và mệnh nhưng không khuyến khích người ta xem tướng, xem bói. Bởi tướng và mệnh ấy ở mỗi con người dù có xem có đoán thì cũng đã như vậy, không xem không đoán thì nó cũng đã như vậy. Chỉ có thay đổi từ gốc rễ, thay đổi nhân duyên thì mới chuyển biến, thay đổi được kết quả.

    Việc chuyển biến này lại phải xuất phát từ tâm địa của mỗi người, “tâm địa” là mảnh đất tâm hồn, trong đó gieo những hạt thiện ác, sinh trưởng mầm thiện ác, cuối cùng kết thành quả thiện ác.

    Nếu tâm tốt mệnh cũng tốt thì phú quý đến già, những người này được cho là thiện căn và phúc đức trước đây đều tương đối dày, nay thiện duyên lại gặp nên hưởng thụ đại phú đại quý. Nhưng họ lại tin vào nhân quả nên coi trọng đạo đức, liêm khiết công bằng, thích bố thí cứu bần, tích cực gieo thiện nhân nên không chỉ phú quý đến già mà con cháu cũng thành đạt, xum vầy êm ấm.





    Hình ảnhQuả Báo


    Quả báo chia làm hai kiểu, thứ nhất là báo ứng chính và báo ứng phụ thuộc. Một người có tướng mạo đẹp xấu, thọ trường hay đoản mệnh, vận mệnh giàu hay nghèo là thuộc báo ứng chính. Môi trường xã hội tốt hay xấu, hoàn cảnh gia đình tốt hay xấu, con cái người thân tốt hay xấu là báo ứng phụ thuộc.

    Nếu mệnh tốt mà tâm không tốt thì phúc biến thành tai họa, những người này trước đây có thiện căn phúc đức nay được hưởng phú quý vinh hoa. Nhưng khi được hưởng điều phú quý ấy thì lại tham lam ngũ dục, lợi dụng quyền lực, hại người lợi mình tạo ra nhiều ác nghiệp nên phú quý càng lớn thì ác nghiệp cũng càng nặng.



    https://hoaianvien.com.vn/luat-nhan-qua ... ua-do.html



  • Hình đại diện của thành viên
    lối mòn
    Bài viết: 21
    Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 10 03, 2020 8:02 pm

    Gõ Cửa Thiền

    by lối mòn » Thứ 3 Tháng 8 15, 2023 4:34 pm

    Lời Phật Dạy Giữa Có Và Không




    Có những việc người ta cứ ngỡ là có, nhưng chính lại là không, hoặc những chuyện người ta cho không bao giờ có thể có, nhưng trên thực tế là có.




    Hình ảnh




    Có và Không, đến, rồi đi, cứ lặp đi lặp lại như một vòng xoáy bất tận. Trong cuộc sống thường ngày chữ Có và chữ Không, thực sự chúng chỉ là những thứ phổ biến bình thường tìm thấy rất nhiều, thông qua việc dùng năm giác quan của con người.

    Chữ có và chữ không thường được xem như hai từ trái nghĩa, bởi vì chúng có khả năng làm nổi bật sự đối lập giữa hai mặt hay hai đối tượng nào đó một cách rõ rệt. Thí dụ: Có xa không? Không có xa.

    Theo sự sử dụng ngôn ngữ chữ có được người ta dùng để chỉ định cho những trạng thái tồn tại nào đó giữa con người và các vạn vật trong thiên nhiên qua nhiều lãnh vực khác nhau…

    Chữ không thường được dùng để biểu thị cho ý phủ định theo một cách nói chung chung trong những sinh hoạt thường nhật của nhân loại. Tuy nhiên chữ không cũng có những nghĩa khác nhau tùy theo cách dùng riêng qua dạng danh từ, phụ từ hay tính từ…

    Có và không luôn nằm trong một mối liên hệ với nhau để tạo nên đời sống phát triển trong xã hội hiện hữu của con người. Có và không giống như một cái bánh xe quay. Mỗi điểm của bánh xe đang lăn khi tiếp xúc với mặt đường, được hiểu như là cái đến, sự hình thành, sự có mặt… và khi những điểm tiếp xúc với mặt đường mà vòng quay của bánh xe đã vượt qua, thì được xem như là cái đi, cái mất… và cái điểm tiếp xúc của bánh xe đang lăn trên mặt đường sinh ra sau khi cái điểm tiếp xúc hiện tại kết thúc, đó là sự tái sinh theo chu kỳ.

    Nhờ vào sự đối chiếu giữa cái có và cái không của vạn vật, bằng cái nhìn, cái nghe thường nghiệm và sự hiểu biết am tường về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, thì con người ta có thể nhận định rõ một cái không thật trong thế giới hiện hữu của họ. Điều này có thể chứng minh qua Tâm Kinh hay thập nhị nhân duyên của nhà Phật.





    Hình ảnh




    Nếu có giây phút nào dừng lại để nhìn, để nghe và suy xét tận tường, thì mới thấy sự tồn tại thường ngày của vạn vật thường xuyên biến đổi trong đời sống và ngay chính cả bản thân mình. Đó là luật tự nhiên đã có trong bản chất của sự vật. Tất cả vạn vật được tồn tại hay bị biến thái, cũng đều tùy thuộc vào các điều kiện tương trợ tổng hợp khác nhau, bằng những yếu tố chung hoặc những yếu tố riêng trong các nhóm cá thể, tụ hội lại và tác động với nhau trong từng khoảnh khắc và cứ liên tục xoay vòng không dừng.

    Qua hình ảnh hột lúa và cây lúa, hay bóng trăng đáy nước nhìn thấy như có nhưng không thực, chỉ là một sự giả hợp do sự kết hợp của nhiều nhân duyên tạo thành, chính nó không có tự tánh, không có chủ thể. Cho nên tất cả các pháp từ vô tình đến hữu tình đều vay mượn nhau, hỗ trợ nhau, nương tựa nhau mà sinh khởi và tồn tại, đúng như lời của Đức Phật nói trong Kinh A Hàm:

    Cái này có, nên cái kia có, cái này không có, nên cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt.

    Khi biết và hiểu được lý này thì giữa Có và Không trong đời sống còn nhiều điều thú vị để tìm hiểu và học hỏi.


    Theo: Phật học đời sống
  • Hình đại diện của thành viên
    lối mòn
    Bài viết: 21
    Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 10 03, 2020 8:02 pm

    Gõ Cửa Thiền

    by lối mòn » Chủ nhật Tháng 10 15, 2023 2:26 am

    Đợi Dưới Gốc Bồ Đề Ngàn Năm




    Đợi dưới gốc bồ đề ngàn năm, chỉ vì muốn nhìn nhau một thoáng




    Hình ảnh




    Đức Phật nói năm trăm lần quay lại nhìn nhau từ đời trước, mới đổi lại một lần lướt qua nhau trong kiếp này




    Sống ở đời, gặp nhau là vì có duyên, xa nhau bởi hết duyên, hết thảy đều nên thuận theo tự nhiên. Thay vì nuối tiếc quá khứ, mong ước tương lai, thì hãy sống vì phút hiện tại, cuộc đời của bạn ý nghĩa chính ở lúc này.


    Trước nay tôi vẫn luôn tin tưởng vào một câu nói của Đức Phật:

    “Bất kể con gặp ai, họ đều là người nên xuất hiện trong cuộc đời của con, tuyệt đối không phải ngẫu nhiên, họ nhất định sẽ dạy cho con một điều gì đó”.

    Cho nên tôi tin rằng, bất kể là tôi đến nơi nào thì đó chính là nơi tôi cần phải đến, trải nghiệm những việc tôi cần trải nghiệm và gặp gỡ những người tôi cần gặp gỡ.

    Ngày hôm qua như một cảnh đẹp, nhìn thấy, rồi cũng sẽ phai nhạt. Thời gian như vị khách qua đường, ghi nhớ rồi, lại chợt lãng quên. Cuộc sống như một chiếc phễu, đắc được, rồi cũng mất.

    Trên thế gian không có sự tình bất bình, chỉ có những trái tim bất bình. Đừng oán trách, đừng sân hận, hết thảy đều coi nhẹ, chuyện cũ như mây khói.

    Cho dù nhìn rõ một người, đâu cần phải vạch trần họ? Ghét bỏ một người hà tất phải trở mặt? Cuộc sống luôn có những người ta nhìn không thuận mắt, cũng giống như người khác không thuận mắt khi nhìn chúng ta.

    Trưởng thành không phải ở vấn đề tuổi tác, mà là biết cách buông bỏ, học được viên dung, hiểu được không tranh giành.





    Hình ảnh




    Có chút khổ tâm cũng chẳng cần kêu than, không phải là không có cảm giác, mà hiểu rằng nói hay không cũng đâu thay đổi được gì; có những nỗi đau âm ỉ, không phải ta chẳng để tâm, mà là ta hiểu rằng nó sẽ dần dần hồi phục. Cuộc sống giống như một chén nước, còn thống khổ tựa như những hạt bụi rơi vào trong nước vậy.

    Không có ai ở trên đời mà cuộc sống luôn tràn ngập niềm vui hạnh phúc, sẽ luôn có thống khổ giày vò tâm hồn chúng ta. Chúng ta có thể lựa chọn cách bình tâm trở lại, dần dần lắng lại những nỗi đau.

    Nếu như luôn không ngừng khuấy chúng lên, thống khổ sẽ tràn ngập cuộc sống của chúng ta. Cho nên, không loạn với tâm, không khổ với tình, không sợ tương lai, không nhớ quá khứ, lòng mới an, tâm mới tĩnh, trí mới rộng mở thênh thang.

    Nhân sinh, nào có việc mọi thứ đều như ý; cuộc sống, sao có thể mọi thứ đều hài lòng.





    Không so sánh với kẻ tiểu nhân, bởi lẽ điều này không đáng.

    Không so sánh với bản thân, bởi lẽ mình sẽ chẳng bị tổn thương.

    Không so sánh với quá khứ, bởi chúng đã lùi về dĩ vãng.

    Không so sánh với hiện thực, bởi lẽ cuộc sống vẫn luôn tiếp tục.





    Bởi vì thiện lương, cho nên tha thứ; bởi vì trách nhiệm, cho nên gánh vác; bởi vì coi nhẹ mà đời yên vui; bởi vì buông bỏ nên tâm mình hạnh phúc.

    Đối tốt với chính mình, cần phải dụng tâm; đối tốt với người khác, cần phải quan tâm. Đời người đâu thể mọi chuyện đều như ý, cuộc sống đâu thể luôn thuận lòng. Dán mắt vào người khác, phiền não sẽ dậy sóng. Nhìn vào bản thân, trí huệ mới nảy sinh.

    Tha thứ cho người khác sẽ biết cách làm người. Tỏ tường bản thân sẽ biết cách làm việc. Con người chẳng thể chịu đựng nổi thử thách nên đừng tùy tiện khảo nghiệm người khác.

    Bước vào trái tim người khác rất khó, bước vào trái tim mình lại còn khó hơn. Tâm chưa định, thì hết thảy đều bất định, tâm đã định, thì hết thảy đều sẽ định. Tâm tĩnh thì trí huệ sinh, tâm loạn thì ngu kiến khởi.





    Đức Phật nói, kiếp trước năm trăm lần ngoái đầu nhìn lại, mới đổi được một lần gặp thoáng qua trong kiếp này. Tôi cầm một chiếc đèn le lói trước tượng Phật, lạc vào cõi hồng trần kiếm tìm duyên nợ trong đời này suốt cả nghìn năm.

    Đứng trước tòa tháp nghìn tầng, trước pho tượng Phật bạn đã thệ ước ba đời ba kiếp sinh tử như hoa sát cánh, như chim liền cành.

    Đứng trước tòa tháp nghìn tầng, trước pho tượng Phật bạn đã thệ ước ba đời ba kiếp nhân duyên của chúng ta là định mệnh.

    Thắp một ngọn đèn, tôi cầm chiếc bút, vẽ nên vẻ đẹp của bạn, lưu lại hương thơm ba nghìn năm trong những đóa hoa.

    Thắp một ngọn đèn, tôi lạc giữa giấc mơ cô quạnh. Bạn thoáng quay đầu nhìn lại nhoẻn miệng cười, để lại mình tôi nghe khúc ca ai oán trong làn gió thoảng.

    Dưới gốc cây bồ đề, ai cất giọng trong trẻo hát một khúc ca, phong bế lại những câu chuyện xưa cũ.

    Dưới gốc cây bồ đề, xương ai trắng tinh thê lương cả nghìn thu, biến giấc mộng xưa thành một giấc mơ.

    Bồ đề vốn không có cây, gương sáng thì không cần kệ. Nếu chẳng có hoài nghi, thì nơi nào có thể nhuốm bụi trần ai?

    Một nghìn năm qua đi, dưới gốc cây bồ đề vẫn còn lại một cuốn sách xưa cũ. Tôi lại đứng đây chờ đợi duyên trần ai kiếp này. Chỉ vì tôi muốn được gặp lại bạn thêm một lần, thêm một lần nữa thôi…


    Tuệ Tâm




    Judyesther - The Soul Remembers


  • Hình đại diện của thành viên
    lối mòn
    Bài viết: 21
    Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 10 03, 2020 8:02 pm

    Gõ Cửa Thiền

    by lối mòn » Chủ nhật Tháng 3 24, 2024 4:04 pm

    Ván Cờ Sinh Tử




    Hình ảnh




    Vào thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có một kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng.

    Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác kiếm”, khoác áo tu hành.
    Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.

    Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã đem hết tâm huyết ra để nâng khả năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và Kỳ Đạo.

    Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng thêm lừng lẫy.

    Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ.

    Một ngày kia, có một chàng thanh niên đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỹ chàng thanh niên và nói :

    - Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây?

    Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh niên vội đáp :

    - Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng.

    Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi :

    - Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?

    - Dạ, thưa ! Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.





    Hình ảnh




    Nghe vậy, vị Thiền sư vội đi vào phía sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền sinh.

    Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền viện.

    Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:

    - Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không?

    Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát cuộc đấu.

    Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương.

    Khoảng một lúc sau, với những bước vững chắc về thủ và linh động về công, vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào trạng thái bị động, phải lui về thế thủ.

    Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương.

    Chàng bỗng đâm ra lo ngại là không những sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nữa. Do đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của đối phương.




    Hình ảnh




    Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều gì có thể xử dụng để thay đổi tình thế.

    Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay.

    Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ “liều mạng” của chàng vừa đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ “thí” không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ sinh tử như thế này. Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui về chống đỡ.

    Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này.

    Chàng thanh niên đang ở vào thế “thượng phong”, chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng. Trong lúc hăng say để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ:

    “Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy.
    Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng…

    Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.

    Và vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại được thế chủ động.

    Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.

    Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát.

    Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định.

    Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại.

    Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.

    Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ.

    Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật.

    Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên.

    Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”.
    Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:

    - Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.

    Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu.

    Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên.

    Ngoài ra, là một Thiền sư đắc đạo, Ông đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ của hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được tánh ý, đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh niên xa lạ kia; sau cùng Ông đã đi đến quyết định. Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến thắng.

    Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái “ngã” riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân.
    Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái.

    Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình”.

    Chàng thanh niên thật vô cùng xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với người thiền sinh nhân hậu kia.



    http://chuakimquang.com/vn/document/det ... 12801.aspx

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách