An An | 26/06/2025
Từ Lapland ở phía bắc Phần Lan đến tỉnh Lublin ở phía đông Ba Lan, một bức màn sắt mới và nguy hiểm đang dần hình thành tại châu Âu.
Loạt nước NATO quyết định rời Công ước Ottawa
Tất cả các quốc gia NATO nằm dọc theo đường biên giới này đã quyết định ngăn chặn nguy cơ bị Nga tấn công bằng một bức tường sắt – bằng cách chôn hàng triệu quả mìn, loại vũ khí từng bị xem là quá nguy hiểm đến mức hầu hết thế giới đã tìm cách cấm vĩnh viễn.
Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan đã tuyên bố rút khỏi Công ước Ottawa
năm 1997 – hiệp ước cấm các loại mìn chống người. Dự kiến vào cuối tháng 6, cả năm quốc gia sẽ chính thức thông báo với Liên Hợp Quốc về việc rút lui, cho phép họ sản xuất, tích trữ và triển khai các loại vũ khí này từ c

uối năm nay. Tổng cộng, các nước này có khoảng 3.500 km đường biên giới NATO tiếp giáp với Nga và Belarus.
Châu Âu sắp xuất hiện lại dọc biên giới giáp Nga, Belarus. Ảnh: telegraph
Việc các bãi mìn sắp xuất hiện trở lại trên các vùng đất rộng lớn của châu Âu báo hiệu sự sụp đổ âm thầm của chiến dịch quốc tế từng nỗ lực cấm loại vũ khí này – chiến dịch mà Công nương Diana ủng hộ trong chuyến thăm Angola vào tháng 1/1997. “Tôi đến đây với trái tim mình và muốn nâng cao nhận thức cho những người đang gặp nạn,” bà nói sau khi bước đi trên một con đường hẹp giữa những quả mìn còn hoạt động.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch này. Chỉ trong tuần thứ tư trên cương vị thủ tướng vào cuối năm đó, ông đã ban hành lệnh cấm sản xuất và xuất khẩu mìn. Chính phủ Anh khi đó đã vận động để lệnh cấm được áp dụng trên toàn cầu thông qua Công ước Ottawa, sau này có 164 quốc gia ký kết. Blair thậm chí còn đảm bảo rằng Anh sẽ phê chuẩn Công ước đúng vào dịp tưởng niệm một năm ngày mất của Công nương Diana.
Tuy nhiên, điều này đã thảy đổi kể từ khi những cuộc xung đột nổ ra gần đây.
Các nhà hoạch định quân sự hiện đang tính toán khu vực rừng và đầm lầy nào ở châu Âu sẽ được chôn các thiết bị gây chết người này.
Trong số các quốc gia đang chuẩn bị trang bị mìn, vị trí của Litva có lẽ là nhạy cảm nhất. Là quốc gia lớn nhất vùng Baltic, Litva có hơn 700 km biên giới với Belarus ở phía đông và vùng Kaliningrad của Nga ở phía tây.
Tuyến đầu của NATO và nỗi lo từ những bãi mìn mới
Nằm giữa hai điểm đó là hành lang Suwalki – tuyến đường bộ duy nhất để quân tiếp viện NATO tiếp cận các nước Baltic. Khu vực dễ bị tổn thương nhất của Litva có lẽ là dải lãnh thổ nhỏ hẹp nhô vào Belarus.

Khu vực dễ bị tổn thương nhất của Litva có lẽ là dải lãnh thổ nhỏ hẹp nhô vào Belarus.
Hiếm nơi nào gần biên giới hơn các ngôi nhà gỗ ở làng Šadžiūnai, nằm ngay trên mũi đất này. Đây là khu rừng rậm rạp, nơi sinh sống của hươu và thỉnh thoảng có sói, vốn đã là vùng nhạy cảm. Đi sâu vào giữa những hàng cây thông và bạch dương, người ta sẽ bắt gặp biển báo ghi dòng chữ: “DỪNG LẠI” và “Chỉ được vào khi có sự cho phép của Cục Biên phòng Nhà nước”.
Với sự cho phép đó, người ta có thể tiếp cận gần hơn để nhìn thấy hàng rào màu bạc được gia cố bằng dây thép gai chạy dài xuyên qua rừng. Đó là đường biên giới NATO với Belarus. Bất kỳ bãi mìn mới nào cũng có thể được đặt tại đây, khiến các biển cảnh báo trở nên đáng sợ hơn.
Tất cả điều này khiến Jadvyga Mackevic vô cùng sợ hãi. Bà sống trong một ngôi nhà chỉ cách hàng rào biên giới một quãng ngắn. Sinh ra tại đây vào năm 1941 – năm Hitler tấn công Liên Xô – ký ức đầu tiên của bà là cảnh quân Đức rút lui, thiêu rụi ngôi làng Šadžiūnai vào năm 1944.
“Tôi đã khóc rất nhiều. Làng của tôi đã cháy rụi,” Mackevic – nay 84 tuổi – kể lại. “Ký ức duy nhất tôi còn nhớ là tôi đã khóc.”
Bà không muốn thấy mìn được đặt gần nhà mình. “Tôi sẽ không vui với ý tưởng đó,” bà nói. “Có thể động vật sẽ đi ngang qua và phát nổ.”
Tại làng Didieji Baušiai, cách biên giới khoảng 1,6 km, Jurate Penkovskiene (37 tuổi) và chồng cô – Vladislav (41 tuổi) – đã đào một hầm trú ẩn trong vườn và tích trữ nhiều nhu yếu phẩm khẩn cấp trong tầng hầm: 15 lít nước, một bộ dụng cụ y tế và ba kệ thực phẩm đóng hộp. Điều khiến họ lo lắng nhất là đứa con mới sinh cách đây sáu tháng.
Thỉnh thoảng, cửa sổ nhà họ rung lên vì tiếng súng hạng nặng vọng về từ một căn cứ quân sự cách đó 32 km, nơi lính Đức đang tập trận như một phần trong hoạt động triển khai của NATO để bảo vệ các nước vùng Baltic.
Bộ trưởng Quốc phòng Litva Dovile Šakalienė cho biết: “Lực lượng vũ trang của chúng ta cần có sự linh hoạt và quyền tự do sử dụng mọi phương tiện sẵn có để bảo vệ người dân và sườn phía đông của NATO.”
Litva có kế hoạch chi 5,5% GDP cho quốc phòng – gần gấp đôi mức hiện tại của Anh là 2,3% – và đã phân bổ 800 triệu euro để sản xuất mìn chống tăng và mìn chống người.
Tuy nhiên, hậu quả của bất kỳ đợt triển khai nào cũng có thể kéo dài. Năm 2023, ít nhất 2.000 người đã thiệt mạng do mìn trên toàn thế giới, trong đó 84% là dân thường và một phần tư là trẻ em. Những loại vũ khí này vẫn đang gây hậu quả ở những nước từng có chiến tranh như Angola, nơi nội chiến kết thúc hơn 20 năm trước, cũng như Campuchia, Afghanistan và Bosnia & Herzegovina.
Về vấn đề an toàn cho dân thường Litva, Bộ trưởng Nội vụ Kasčiūnas nhấn mạnh rằng trong thời bình, các quả mìn sẽ chỉ được lưu trữ chứ không triển khai. Ngay cả khi tình hình leo thang và mìn được triển khai, các loại mìn hiện đại có thể được kích hoạt từ xa. Chúng có thể được giữ ở trạng thái vô hiệu hóa cho đến khi Chính phủ ra lệnh kích hoạt - điều sẽ chỉ diễn ra trong tình huống khẩn cấp, với cảnh báo rõ ràng cho người dân.
(Theo Telegraph)